| Customer support hotline: 0936381556

Cây Nhài Ta

SKU: CNT-044
Vendor: Việt Nam
Warranty period: Updating

Hoa nhài ta là cây cảnh rất phổ biến từ xa xưa. Những bông hoa nhài trắng trong, thuần khiết, cánh hoa trắng muốt toả hương thơm thoang thoảng đủ làm say lòng người. Vẻ đẹp mộc mạc, tinh khôi của hoa nhài đã chinh phục được ngay cả những người chơi hoa khó tính nhất. Hoa nhài cũng là cây cảnh có rất nhiều ứng dụng vào thực tiễn đời sống: dùng ướp trà, làm nước hoa, làm mỹ phẩm, là vị thuốc đông y chữa được rất nhiều bệnh. Cây thích hợp trống ban công, sân vườn, hành lang, .. Trang trí các không gian mở: nhà hàng, quán cà phê, sảnh văn phòng, công ty, ...

Contact
Out of stock
Best online support: 0936381556
Need advice: to here
Work time: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HOA NHÀI

- Tên thường gọi: Hoa Nhài Ta

- Tên khoa học: Jasminum sambac

- Họ: Nhài

- Nguồn gốc: Phía nam Đông Nam Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm thành từng bụi lớn có chiều cao lên đến 2m, phân thành nhiều nhánh xum xuê.

Lá: Những chiếc lá có hình dạng bầu dục, màu xanh bóng mượt và thường ít rụng lá.

Hoa: Hoa mọc tập trung ở ngọn có từ 2-3 hoa trên một cành. Đến mùa hoa nở trắng xóa, hương thơm tỏa khắp thơm ngát.

Quả: Khi hoa tàn cây hình thành những quả nhỏ màu đen chúng thường rụng nhanh hiếm khi chúng ta thấy nó.

 

2. Đặc điểm sinh học

Là loại cây ưa ẩm và không chịu được ngập nước. cây ưa nắng toàn phần và cũng có thể chịu bóng bán phần.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Tác dụng đối với đời sống tinh thần: Hoa nhài có hoa đẹp mùi hương thơm quến rũ khi trồng trong không gian gia đình giúp thư giãn, giảm căng thẳng.

 

Tác dụng đối với cảnh quan: Hoa nhài đặc biệt sinh trưởng và phát triển khỏe dưới ánh nắng trực tiếp, cây được chọn trồng nhiều ở công viên, sân vườn, đường phố, khu du lịch, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, góp phần làm đẹp không gian mang hương hoa tỏa khắp không gian sống.

 

Tác dụng trong y học: Hoa nhài được nghiên cứu có tác dụng chữa bệnh, bộ phận rễ, lá, hoa dùng làm thuốc. Cây có vị cay, ngọt, tính mát giúp chữa một số bệnh như: Giải nhiệt, an thần, gây tê, trị đau bụng, mụn nhọt, tiêu chảy, điều hòa kinh nguyệt, viêm mũi, mất ngủ… Khi sử dụng các bộ phân hoa nhài làm thuốc chữa bệnh các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hưỡng dẫn liều lượng sử dụng thích hợp và hiệu quả và an toàn nhất.

 

Tác dụng trong mỹ phẫm: Hoa nhài được sử dụng chế tạo nước hoa và làm mặt nạ cho phái đẹp. Mùi thơm của hoa nhài được rất nhiều người yêu thích và mê mẫn.

 

Ngoài ra hoa nhài khô còn sử dụng để làm trà, giúp tinh thần tỉnh táo và tập trung làm việc, bạn pha 3-5 hoa vào một bình 200ml nước để uống hằng ngày rất thơm ngon và thanh mát.

 

2. Trong phong thủy

Hoa nhài biểu tượng của may mắn và bình yên, là quốc hoa của một số nước trong khu vực Đông Nam Á, loài hoa đẹp thể hiện sự thuần khiết, xinh đẹp, biểu tượng hòa bình cho quê hương đất nước.

Trong phong thủy cây hoa nhài mang ý nghĩa trừ tà, cây tỏa hương thơm ngát giúp xua đuổi tà khí, đem lại không gian ấm áp và may mắn hơn.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NHÀI TA

1. Nước

Cây mới trồng bạn nên tưới nước thường xuyên, với những cây trồng công viên thời tiết nắng nóng tưới 2 lần/ngày đến khi cây ổn định bạn có thể giảm chế độ tưới.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Hoa nhài đặc biệt thích sống trong môi trường có nhiều ánh sáng, bạn nên chọn trồng cây ở sân vườn, ban công, sân thượng nơi có ánh sáng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.

 

3. Đất trồng

Để cây ra nhiều hoa và ra hoa quanh năm bạn nên trồng cây trên đất tơi xốp và giàu chất hữu cơ. Đất trồng cây bao gồm xơ dừa, tro trấu, phân bò giúp cây ra rễ nhanh hơn.

 

4. Phân bón

Cung cấp phân chuồng hoai cho cây thường 2 lần/năm. Bên cạnh đó cung cấp thêm phân hóa học NPK định kỳ 3 tháng/lần.

 

5. Nhân giống

Để trồng cây hoa nhài ta các bạn có thể trồng bằng cách chiết cành, tách gốc, gieo hạt hay giâm cành đều được. Cách trồng hoa lài bằng phường pháp chiết cành là một cách trồng tốt nhưng cây nhài có cành nhỏ nên việc chiết cành cần phải chống để tránh đổ cây. Tách gốc cũng là một cách trồng nhài đơn giản mà lại hiệu quả nhưng làm vậy thực ra chỉ là tách nhỏ bụi nhài chứ không phải trồng mới. Về cách trồng hoa lài bằng hạt, cây hoa nhài có đậu quả nhưng khá hiếm nên việc dùng hạt để gieo vẫn khả thi nhưng để có hạt hoa nhài là tương đối khó. Cuối cùng là phương pháp giâm cành, phương pháp này dễ trồng dễ thực hiện và có thể nhân giống cây nhài một cách nhanh chóng.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Hoa lài đang gặp khó khăn vì bệnh thối bông và bệnh sùi cành gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa lài

Bệnh thối bông rất phổ biến trên hoa lài. Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên nụ hoa, cánh hoa đôi khi có trên lá và thân. Nếu bệnh xuất hiện sớm từ khi hoa mới giai đoạn nụ thì nụ hoa sẽ không nở được, bên ngoài phủ lớp nấm màu xám, bên trong nụ bị thối rỗng, nụ hư và rụng

Nấm có thể tấn công cuống hoa làm cuống bị những vết thâm nâu, bệnh nặng cả cuống hoa bị thối khô. Bệnh tấn công lúc hoa nở, dễ dàng nhận diện triệu chứng trên cánh hoa xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, hoa bị khô cháy.Trên lá, bệnh thường xuất hiện ở phía đầu chóp lá, sau đó lan dần xuống phiến lá. Ban đầu, vết bệnh chỉ là đốm nhỏ màu nâu, sau đó lan rộng ra và lá rụng sớm

Nấm hình thành phân sinh bào tử. Nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Nấm xâm nhập vào cành qua vết thương khi chăm sóc, cắt tỉa, từ đó phát triển gây hại bông

Ngoài bệnh thối bông, bệnh sùi cành gây hại cũng khá phổ biến trên vườn hoa lài. Bệnh sùi cành do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Bệnh gây hại chủ yếu trên cành. Triệu chứng nhận biết là đốt trên cành co ngắn lại, có nổi những u sần sùi, vỏ trên cành bị nứt dọc, phía trong phần gổ nồi u. Những vết sần sùi liên kết lại thành một đoạn dài bao quanh cành, cành bị khô, giòn, dễ gãy. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm

Vi khuẩn phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 25 – 30 độ C. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết xây xát và phát triển trong mô cây tạo thành những khối u sần sùi. Vi khuẩn tồn tại trong cây bệnh và trong đất.

Đối với bệnh thối bông nên phun ngừa bằng thuốc trừ nấm giai đoạn nụ hoa. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Miksabe 100WP,…Riêng đối với bệnh sùi cành nên sử dụng thuốc gốc Đồng để phun ngừa hoặc khi phát hiện bệnh  mới chớm. Sử dụng thuốc trừ vi khuẩn như New Kasuran 16.6 BTN, Bactocide 12WP, Starner 20WP,….

 

Products you viewed

Cart