| Customer support hotline: 0936381556

Cây Kim Ngân Trụ

SKU: KNT-014
Vendor: Việt Nam
Warranty period: Updating

Cây kim ngân nhất trục chậu đứng là cây phong thủy mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ nên thường được dùng làm quà tặng, trang trí nội, ngoại thất. Cây thường được trồng các chậu nhỏ xinh hoặc bình thủy đặt nơi bàn làm việc, góc văn phòng, sảnh khách sạn hay trên bàn tiếp khách.

Contact
Out of stock
Best online support: 0936381556
Need advice: to here
Work time: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY KIM NGÂN TRỤ

  • Tên thường gọi: Kim ngân trụ hay kim ngân nhất trụ
  • Tên khoa học: Parachi Aquatica
  • Họ: Bombacaceae (Gòn/Gạo)
  • Nguồn gốc: Trung-Nam Mỹ

 

1. Đặc điểm hình thái

Lá Kim Ngân xoè rộng như bàn tay người, mang sắc xanh quanh năm. Đó là màu xanh mát mắt, tràn đầy sức sống và là sắc màu của sự viên mãn.

Thế “trụ thiên”: Chậu trồng 1 cây duy nhất, thân cây phải to và mập mạp. Đó là thế đứng vững vàng, kiên định.

 

 

Cây Kim Ngân gốc khá to, dáng hình trụ vững trãi. Cây rất ít khi ra hoa, tuy nhiên, nếu có thì hoa cây Kim Ngân sẽ nở vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng đem lại cảm giác thư thái, sảng khoái, làm xao xuyến lòng người.

 

2. Đặc điểm sinh học

Kim Ngân là loài cây bóng râm, ưa ánh sáng yếu vì vậy khi trồng trong nhà vẫn có thể phát triển tốt.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Công dụng đầu tiên là ý nghĩa phong thủy mà tên gọi do cây Kim Ngân mang lại trong việc trang trí nội thất trong nhà, văn phòng để mang lại may mắn, bền bỉ và hưng thịnh.

Bên cạnh đó cây kim ngân nói chung và kim ngân nhất trụ nói riêng đều có tác dụng xua đuổi muỗi do trên cây có một loại hương mà những côn trùng như muỗi rất kỵ, đều tránh xa.

 

2. Trong phong thủy

Kim ngân được biết đến là một trong số những loại cây phong thuỷ, mang lại nhiều tiền tài và  may mắn cho gia chủ. Do vậy, loại cây này rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh trong nhà hoặc công ty.

 

 

Có hình dáng vững chãi và hiên ngang, thân cây kim ngân xoắn vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn. Lá cây xum xuê, xanh tốt quanh năm ngụ ý tài lộc thịnh vượng.

Với tên gọi kim ngân, trong tiếng Hán, “kim” có nghĩa là vàng, hiện kim. Còn “ngân” tức là ngân lượng, tiền của. Hai chữ kim và ngân đi cạnh nhau càng bổ sung ý nghĩa, ngụ ý tiền bạc dồi dào, ngày càng đong đầy.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY KIM NGÂN

1. Nước

Kim ngân có thể sống tốt trong môi trường thiếu sáng. Do vậy, bạn không cần phải tưới nước thường xuyên cho cây. Nếu đặt cây trong nhà thì có thể tưới nước 1 lần/tuần. Trồng ngoài trời thì tần suất tưới thưa hơn, khoảng nửa tháng thì tưới ngập gốc một lần.

 

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây Kim Ngân không cần nơi nắng quá gắt vì vậy hãy để cây nơi có lượng ánh nắng vừa phải.

Cây tự nhiên sống tốt ở nhiệt độ 10-40 độ C. Cây trồng trong nhà sẽ phù hợp nhiệt độ 15-25 độ C. Cây Kim Ngân dễ bị sốc nhiệt khi đột ngột bị chuyển từ nơi quá nóng sang nơi quá lạnh và ngược lại. Vì vậy bạn hãy đặt cây vào phòng bình thường để cây quen nhiệt độ rồi sau đó bật điều hòa cây vẫn có thể sống tốt.

 

3. Đất trồng

Trước khi trồng cây cần chuẩn bị đất. Nên sử dụng đất vi sinh có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đất phải tơi xốp và có thể trộn mùn gỗ đã được ủ mục. Đất có dưỡng chất sẽ kích thích rễ cây mọc nhanh, giúp cây hút nước và sinh trưởng tốt.

Khi trồng cây kim ngân nên rải một lớp sỏi ở đáy chậu để giúp cây thoát nước. Cho đất chừng nửa chậu rồi đặt cây vào. Tiếp đó, lấp thêm phần đất còn lại để cố định cây.

 

4. Phân bón

Bạn bón phân NPK cho cây. Bạn hòa phân vào nước rồi tưới quanh gốc, mỗi 1-2 tháng bón 1 lần là đủ.

 

5. Nhân giống

  • Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu để giâm cành

Để nhân giống cây kim ngân hiệu quả các bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu sau:

Một chậu cát đen hoặc đất trộn để trồng cây cảnh

Chậu trồng cây có lỗ thoát nước bên dưới

Thuốc kích thích tạo rễ

Dao hoặc kéo sắc

 

  • Bước 2: Chọn cành kim ngân

Để giâm cành đạt hiệu quả tốt các bạn nên chọn cành kim ngân càng già càng tốt, cành già sẽ có tỉ lệ sống tốt hơn, ra rễ cao hơn so với cành non. Nếu chọn được các cành kim ngân có lá hoặc mầm ở trên cành thì càng tốt.

Dùng dao hoặc kéo sắc cắt lấy cành kim ngân với chiều dài cành tối thiểu là 15cm. Chú ý vết cắt càng ngọt càng tốt sẽ giúp cây liền sẹo nhanh hơn. Sau khi cắt được cành kim ngân các bạn có thể cắt vát phần gốc của cành để tăng diện tích tiếp xúc giúp cây mọc rễ tốt hơn. Cắt bớt lá trên cành nếu có nhưng không nên cắt hết lá mà để lại vài lá để cây quang hợp. Nếu cành không có lá cũng không sao vẫn có thể giâm cành được như bình thường.

 

  • Bước 3: Ngâm cành kim ngân trong thuốc kích rễ

Pha thuốc kích rễ cho cây theo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Ngâm cành kim ngân trong thuốc kích rễ khoảng 20 phút sau đó vớt cành lên mang đi trồng.

 

  • Bước 4: Trồng cành kim ngân xuống cát

Cát đen mà các bạn chuẩn bị lúc trước lấy cho đầy vào chậu trồng cây. Các bạn chú ý là chậu trồng cây cần có lỗ thoát nước bên dưới nếu không khi giâm cành cây có thể bị úng gây hiện tượng thối thân.

Dùng cành kim ngân mới chuẩn bị được ở bên trên trồng xuống cát đen hoặc đất sao cho phần trồng xuống sâu khoảng 5 – 7cm là được. Sau khi trồng bạn tưới nước cho cát chặt xuống và ấn chặt cát xung quanh cho cành kim ngân không bị lung lay. Đặt chậu vừa giâm cành kim ngân ở chỗ mát mẻ tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

 

  • Bước 5: Tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày 1 lần

Duy trì tưới nước cho cành kim ngân vừa giâm mỗi ngày 1 lần. Nếu thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao thì 2 ngày tưới 1 lần cũng được. Khi tưới nước bạn sẽ thấy cát đen hút nước và ráo nước rất nhanh. Khi có lỗ thoát nước bên dưới thì cành kim ngân chắc chắn sẽ không bị úng nước. Đây là ưu điểm rất tốt của cát đen khi dùng để giâm cành.

 

  • Bước 6: Chuyển cây sang chậu đất để trồng

Sau khi giâm cành và tưới nước giữ ẩm đều đặn cho cành kim ngân. Khoảng 30 ngày sau cành sẽ có rễ nhú ra, các bạn cẩn thận đào cành kim ngân lên và nhúng vào nước sẽ thấy cây có rễ mới mọc ra ở phần mép của cành kim ngân. Nếu cành nào bị hư thối không mọc rễ thường là cành đó đã hỏng, cành nào có rễ thì bạn mang đi trồng vào chậu đất như bình thường là được.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Sâu hại:

Rệp sáp: Thường nhìn thấy loài rệp có màu trắng thường bám ở lá cây và cành cây đó là loài rệp sáp. Là loài có thân nhỏ thường tiết ra chất sáp để bám vào cành lá và hút hết nhựa trên lá; làm cho lá cây xuất hiện những đốm lá màu vàng sau đó khô đi và rụng. Để trị rệp sáp các bạn nên dùng thuốc như: Map jono 25 WP, Regent 0.3G, Movento 150OP, 7-10 ngày phun 1 lần, phun 2-3 lần là hiệu quả.

 

Nhện đỏ: Chúng là loài thường xuyên gây hại ở rất nhiều loại cây trồng. Là loài thân nhỏ có màu vàng hoặc màu đỏ, nhện sinh trưởng rất nhanh trong thời tiết nắng ấm. Chúng thường nằm ở mặt dưới lá cây kim ngân, chúng hút nhựa lá và làm mất chết diệp lục làm cho lá có đốm vàng nhỏ trên mặt lá và rụng. Dùng thuốc như: Dầu khoáng SK Enspray 99EC , bihoper 27EC, 7-10 ngày phun 1 lần, phun 2-3 lần giúp phát huy tối đa hiệu quả trong việc trị nhện đỏ.

 

Bọ hung: Là loài sâu hại nguy hiểm, lúc còn ấu trùng ở trong đất cắn rễ cây làm cho nấm bệnh dễ xâm nhiễm gây chết cây, khi trưởng thành thường ăn lá non, cành non.

Biền pháp: Bắt, dùng bẫy đèn vào ban đêm, vào mùa sinh sản nên sử dụng thuốc như: Regent 0.3G, Visa 5G, Vifu – Super 5G, Basitox 5G hoặc dùng thuốc sinh học như Map Logic 90WP.

 

Bệnh hại:

Bệnh đốm lá: Bạn thường thấy trên lá xuất hiện những đốm nâu có hình dạng bất định, viền vàng và chúng thường lây lan rất nhanh làm cho cây bị rụng lá.

Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum sp gây ra, khi mưa xuống và gió làm cho nấm bệnh càng lây lan nhanh.

Products you viewed

Cart