| Customer support hotline: 0936381556

Cây Lá Gấm

SKU: CLG-028
Vendor: Việt Nam
Warranty period: Updating

Cây lá gấm là loại cây ngoại thất rất phổ biến tại Việt Nam. Cây được trồng nhiều ở công viên, trường học, sân vườn... Với rất nhiều màu sắc lá đẹp mắt.

Contact
Out of stock
Best online support: 0936381556
Need advice: to here
Work time: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM của Cây Lá Gấm

Tên thường gọi: Cây Lá Gấm

Tên khoa học: Coleus blumei Benth

Họ: Hoa môi (Lipaceae)

Nguồn gốc: Trung Mỹ

 

1. Đặc điểm hình thái

Là cây bụi thân cỏ, lâu năm, cao khoảng 20 cm, ưa bóng râm. Cây có rễ ngắn, bò trên mặc đất, thân có thể phát triển thành dây, dễ trồng, it sâu bệnh.

Lá đơn, dạng trái xoan, gốc hình tim, đầu tù, mọc đối chữ thập. Lá có màu vàng hoặc màu đỏ, màu tím v.v, rất sặc sỡ bắt mắt. Độ đậm nhạt, mảng màu trên lá, biến đổi hết sức phong phú.

Hoa mọc ra từ nách lá với lá đài lớn. Hoa nhỏ màu trắng, trắng ngà hoặc xanh, mọc thành cụm, nhưng không có hương. Cây con mọc lên từ rễ cây cũ. Thông thường cây vừa lớn vừa cho ra cây mới, nên tập trung thành bụi.

 

 

2 . Đặc điểm sinh học

Lá Gấm là loại cây ưa nắng, ưa ẩm, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể sống và phát triển ở khu vực bóng bán phần.

Có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt (đất bạc màu, khô hạn) nhưng chỉ trong một thời gian ngắn (khoảng 1 tháng). Cây lá gấm là cây cảnh thưởng thức lá được nhiều người yêu thích. Cây lá gấm là loại cây cảnh thưởng thức lá.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây lá gấm có tác dụng rất lớn trong quá trình thiết kế kiến trúc. Với sự đa dạng trong màu sắc nên rất thường được dùng để trang trí cho không gian thêm phần sinh động và thu hút. Cây lá gấm được trồng thành thảm nền dọc theo các lối đi, đường viền,... tại các công viên, resort, khu du lịch, ...

 

2. Trong phong thủy

Theo quan niệm của nhiều người, cây lá gấm sẽ giúp thu hút cát khí, sự vui vẻ. Màu sắc tươi tắn cùng cây mọc thành cụm cũng đại diện cho sự sum vầy, ấm no và niềm hạnh phúc cho gia đình.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY LÁ GẤM

1. Nước

Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, cần phải giữ cho đất trồng ẩm ướt, đồng thời thường xuyên tưới phun sương vào lá cây, để giữ cho lá sạch sẽ, tươi mới. Vào mùa đông, đất trồng phải hơi khô một chút.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây ưa sáng, nhưng kỵ ánh nắng gay gắt, chiếu trực tiếp. Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 15 – 25°C. Nhiệt độ để cây sống qua mùa đông an toàn là khoảng 10°C. Khi nhiệt độ hạ xuống 5°C, cây dễ bị tổn thương do lạnh.

 

3. Đất trồng

Cây thích hợp với loại đất trồng màu mỡ, tơi xốp. Có thể phối trộn đất trồng theo tỷ lệ như sau: 5 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 1 phần cát.

 

4. Phân bón

Cây lá gấm không ưa phân bón. Không nên bón nhiều phân, cũng không nên bón phân đặc. Bón phân cho cây cần phải tuân thủ nguyên tắc “bón ít, pha loãng”. Cứ cách khoảng 8 ngày nên bón 1 lần phân đạm pha loãng.

 

5. Nhân giống

Có thể nhân giống cây lá gấm bằng phương pháp gieo hạt hoặc phương pháp giâm cành. Phương pháp gieo hạt chủ yếu được sử dụng trong trường hợp muốn được cây mới thuần chủng. Trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 3, tiến hành gieo hạt vào chậu ươm.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Trong thời kỳ cây con, cây lá gấm dễ bị đổ. Cần chú ý khử độc cho đất trồng. Trong thời kỳ sinh trưởng, cây dễ mắc bệnh đốm lá, có thể dùng thuốc bột hòa nước Topsin 50%, pha loãng vào nước với tỷ lệ 1:500 để phun xịt.

Nếu trồng trong nhà, cây dễ bị loại sâu hại như nhện đỏ, ruồi trắng, rệp vảy tấn công, có thể sử dụng nhũ dầu Omethoate 40%, pha loãng vào nước với tỷ lệ 1:1000 phun dưới dạng sương để phòng trị.

Products you viewed

Cart