| Customer support hotline: 0936381556

Cây Lan cẩm cù

SKU: CLCC-007
Vendor: Việt Nam
Warranty period: Updating

Lan cẩm cù là giống lan thân leo mềm, với vẻ đẹp hình dáng hoa độc đáo và có rất nhiều chủng loại khác nhau. Cẩm cù không chỉ là một loại hoa lan đẹp mà nó còn là loại cây mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Loại hoa này được rất nhiều người yêu thích trồng trong sân vườn

Contact
Out of stock
Best online support: 0936381556
Need advice: to here
Work time: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

A. ĐẶC ĐIỂM của Cây lan cẩm cù

Tên thường gọi: Lan Cẩm Cù

Tên khoa học:  Hoya Carnosa

Họ: Thiên Lý

Nguồn gốc: Đông Nam Á và Úc

 

1. Đặc điểm hình thái

Lan thuộc dòng thân dây leo mềm và khá dẻo, cây có thể sống được rất lâu năm.

Lan có chiều cao trung bình từ 4 đến 7 m khi trưởng thành.

Lá của cây có hình dáng bầu dục với phần đầu hơi thuôn nhọn.

Hoa của cây khi nở có hình cầu và thường nở thành từng chùm với hình ngôi sao 5 cánh đẹp.

Hoa khi nở khá lâu tàn có thể kéo dài được từ 7 - 10 ngày.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây hoa lan cảm cù là giống cây ưa ánh sáng tán sạ là giống cây leo vì vậy mà khi trồng cây cho leo lên hàng rào đẹp ta cũng nên lựa chọn vị trí trồng, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Cây không chịu được khô hạn lâu ngày và đồng nghĩa với không chịu được ngập úng và mưa nhiều vì vậy mà địa điểm trồng khá là quan trọng.

Khi trồng cây ta nên lựa chọn vị trí nơi có ánh nắng tán xạ, nếu trồng nơi có ánh sáng yếu thì cây sẽ không có ra hoa đâu, còn nếu trồng cây ở nơi có quá nhiều nắng sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Hoa lan cẩm cù thường được mọi người dùng để trang trí vì nó có hình dáng, màu sắc hoa đa dạng.

Ngoài ra, cây cẩm cù còn được sử dụng để chữa các loại bệnh như viêm phổi nhẹ, viêm phế quản, viêm kết mạc, … vì các bộ phận của cây đều phủ sáp, thân và lá chứa một lượng sterol glucoside là hoyin (0.76 – 0.832%).

 

2. Trong phong thủy

Lan cẩm cù mang ý nghĩa yêu thương, tượng trưng cho sự sum vầy, tròn đầy viên mãn, nên rất phù hợp để tặng cho những người thân yêu.

Ngoài ra hoa còn là biểu tượng cho sự may mắn về mặt phong thủy giúp thu hút tài lộc và đem lại vượng khí cho gia chủ, nên rất thích hợp để trang trí trong nhà.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY LAN CẨM CÙ

1. Nước

Cẩm cù là loại lan ưa ẩm trung bình, có khả năng chịu hạn tốt và không chịu được ngập úng. Vì thế chỉ cần tưới nước cho cây khoảng 2 lần/tuần và luôn đảm bảo cây thông thoáng, không đọng nước trên bề mặt thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho hoa cẩm cù sinh trưởng và phát triển là từ 18 – 25 độ C. Lan cẩm cù là loại cây ưa sáng nên cần đặt cây nơi có ánh nắng nhiều để cây quang hợp tốt.

Nếu trồng lan cẩm cù trong nhà thì có thể mang cây ra tắm nắng 2 – 3 tiếng vào buổi sáng. Không nên đặt ở nơi có ánh nắng gay gắt sẽ khiến cho cây dễ bị cháy lá.

 

3. Đất trồng

Đất trồng lan cẩm cù thì nên chọn những loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Có thể mua đất trồng ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc trộn đất theo tỷ lệ: 50% mùn, 30% xơ dừa, 20% đất thịt, 10% phân chuồng hoai mục.

 

4. Phân bón

Trong suốt thời kỳ lan cẩm cù sinh trưởng và phát triển nên bón thêm phân có hàm lượng nitơ cao cho cây định kỳ 1 – 2 tháng/lần

Khi cây trưởng thành bước vào giai đoạn ra hoa có thể chuyển sang loại phân bón có hàm lượng photpho cao. Lưu ý khi bón thì bạn nên hòa tan dung dịch với nước để tưới để giúp cho cây dễ dàng hấp thụ hơn.

 

5. Nhân giống

Lan cẩm cù có thể nhân giống theo hai cách: nhân giống hữu tính (gieo hạt) hay nhân giống vô tính (bằng thân, lá). Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng:

 

Nhân giống bằng hạt

Phương pháp này là phương pháp truyền thống, tuy dễ thực hiện, không yêu cầu kỹ thuật nhiều nhưng lại lâu cho hoa nên được áp dụng khá ít.

Lựa chọn hạt giống: Thu hoạch quả đã chín già của cây để gieo vào mùa tiếp theo hoặc mua tại các cửa hàng bán hạt giống. Lưu ý chọn hạt to, đều, không bị côn trùng cắn phá.

Xử lý hạt giống: Hạt giống sau khi chuẩn bị xong thì tiến hành đem đi ngâm nước để hạt dễ nảy mầm.

Gieo trồng: Tiến hành gieo hạt giống lên luống hoặc vào khay chuyên dụng. Sau đó rải thêm lớp đất mỏng lên trên rồi tưới nước giữ ẩm hàng ngày để cho cây nảy mầm. Sau khoảng từ 2 – 4 tuần hạt nảy mầm, khi cây đạt từ 20 – 30cm thì có thể tách ra trồng vào chậu.

 

Nhân giống bằng thân lá

Nhân giống bằng phương pháp này cây sẽ giữ được những ưu điểm tốt của cây mẹ và thời gian ra hoa nhanh nên được áp dụng phổ biến hơn so với phương pháp truyền thống.

Lựa chọn thân, lá giống: Nên chọn những lá khỏe, to, bản dày và không bị sâu bệnh hại, không nên chọn lá quá già hoặc quá non sẽ khó mọc rễ. Chọn những cành bánh tẻ, cứng cáp rồi cắt một đoạn khoảng 3 – 4 đốt sau đó ngắt bớt lá ở phần đốt cuối.

Xử lý thân, lá giống: Thân và lá được nhúng qua dung dịch kích thích mọc rễ rồi mới cắm xuống chậu đất. Sau khoảng 2 – 3 tuần cây mọc rễ, phát triển thì có thể chăm sóc bình thường.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Nếu như không biết cách chăm sóc thì cẩm cù rất dễ bị các loại sâu bệnh hại tấn công như: rệp sáp, nhện phấn trắng, bệnh nứt gốc, … Vì thế, để phòng bệnh cần phải lưu ý độ ẩm, ánh sáng cho cây, vệ sinh vườn để tạo sự thông thoáng.

Ngoài ra, nên sử dụng vôi để rắc xung quanh giúp hạn chế các loại nấm bệnh trong đất. Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ trên bao bì để phun thẳng lên lá hoặc cắt bỏ phần bị hư hại.

 

Products you viewed

Cart