| Customer support hotline: 0936381556

Cây Me

SKU: CM-020
Vendor: Việt Nam
Warranty period: Updating

Cây Me là cây xanh cho quả ngon, thân gỗ lớn. Cây được trồng nhiều làm cây bóng mát hoặc trồng trong chậu làm cây cảnh bonsai. Là một loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ khu vực Châu Phi. Hiện nay nó được trồng phổ biến ở các nước Châu Á, Châu Mỹ La Tinh. Ở Việt Nam, nó được ưa chuộng trồng làm cây xanh công trình, cây ăn quả. Quả me rất ngon, vị chua và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Contact
Out of stock
Best online support: 0936381556
Need advice: to here
Work time: 7h00 đến 17h30 các ngày trong tuần

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY ME

- Tên thường gọi: Cây Me

- Tên khoa học: Tamarindus indica

- Họ: Đậu

- Nguồn gốc: Châu Phi

 

1. Đặc điểm hình thái

Thân: Thân gỗ có 2 phần là lớp lõi gỗ cứng màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ có màu ánh vàng. Trong tự nhiên cây có thể sinh trưởng tốt khi cao đến 20m.

Lá: Dạng lá kép lông chim và có từ 10-40 lá kép nhỏ. Lá có hiện tượng cụp lại vào mùa hè gọi là lá ngủ, đến khi trời mát mẻ sẽ xòe ra.

Hoa: Hoa mọc thành chùm, cụm hoa mọc với cuống lá trong đó có nhiều cuống nhỏ và mỗi cuống nhỏ chứa một hoa.

Quả: Có màu nâu, bên ngoài có lông, bên trong có nhiều hạt và cùi thịt. Khi còn non trái cứng và có vị chua nên thường dùng để nấu canh, khi chín thì có vị ngọt ngọt, chua chua thường được chế biến làm nước giải khát hay làm mứt.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Là một loại cây nhiệt đới, cây me có thể sống và phát triển tốt trong môi trường có khí hậu nóng, đất khô, nơi có sương giá. Do đó, đây là loại cây dễ sống và được nhiều người trồng mà không phải tốn nhiều công chăm sóc.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Trong đời sống

Quả của cây me được biết đến là thành phần tạo nên những món ăn ngon và là loại quả mà rất nhiều người yêu thích.

 

Trong y học

Cây mang đến những công dụng tuyệt vời sau:

Quả me chín giúp điều trị chứng nôn mửa, khó tiêu và đầy hơi. Người ta sẽ dùng bột của quả me với nước để uống.

Trong quả me có chứa lượng lớn vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Từ đó ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Súp me có thể giúp chữa bệnh cảm lạnh và sốt hiệu quả.

 

Trong công nghiệp

Quả me được dùng để sản xuất mứt, bánh kẹo, nước giải khát và ô mai, …

Thân me được dùng trong ngành công nghiệp gỗ.

Có rất nhiều công dụng ở cây mà bạn còn chưa biết đến. Sẽ rất tiện nếu có một cây me ở trong nhà phải không nào.

Cây me bonsai

Ngày nay, cây me không chỉ được trồng tự nhiên mà còn được rất nhiều nghệ nhân tạo hình bonsai với mục đích làm cảnh rất đẹp.

Cây sẽ được cắt tỉa khi đang ở giai đoạn cây đâm chồi non.

Ngọn cây sẽ được cắt và uốn theo ý định của các nghệ nhân.

Hiện nay, một chậu cây me bonsai có giá từ vài triệu cho đến vài chục triệu tùy vào kiểu dáng của cây.

Nếu yêu thích cây me bonsai, bạn có thể thử sức bằng việc tự tay trồng cho mình một chậu cây và uốn nắn theo ý mình nha. Sẽ rất thú vị và thư giãn đầu óc, …

 

2. Trong phong thủy

Cây me sống tốt trong môi trường khắc nghiệt do đó thể hiện cho ý chí kiên cường, nỗ lực vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách chông gai.

Ngoài ra, me là loài có trái sum suê nên mang ý nghĩa của sự tài lộc trong phong thủy, mang đến những thành quả lớn lao sau những nỗ lực không ngừng.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY ME

1. Nước

Me là giống cây trồng không yêu cầu cần cung cấp quá nhiều nước. Nhu cầu nước của cây me ở mức độ trung bình, tuy nhiên cần chú ý tới việc duy trì độ ẩm phù hợp, đạt chuẩn cho cây me là yêu cầu bắt buộc.

Việc tưới nước cho diện tích vườn trồng cây me cần đặc biệt lưu ý vào thời điểm mùa khô, đảm bảo không để tình trạng thiếu nước xảy ra. Bên cạnh đó, vào giai đoạn mùa mưa cần lưu ý tới khả năng thoát nước của đất hiệu quả, tránh nguy cơ ngập úng xuất hiện ảnh hưởng tới cây trồng.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây me là loài cây tự nhiên nên phát triển tốt nhất dưới điều kiện ánh nắng đầy đủ. Vì cây có kích thước cao lớn nên ưu tiên trồng cây ở những không gian rộng, đầy đủ ánh sáng để có đủ khoảng không cho cây phát triển.

 

3. Đất trồng

Chọn loại đất tơi xốp, có thể dùng đất mùn hoặc đất đã qua xử lý (trộn mùn, phân và xơ dừa,…). Bạn còn có thể mua đất tại các nhà vườn trong khu vực cũng được.

 

4. Phân bón

Bón lót

Thực hiện bón lót sau khi quá trình làm đất, đào hố trồng hoàn thành. Ở mỗi hố trồng chúng ta tiến hành bón từ 1 – 3kg/ hố trồng phân Organic Gold, hoặc phân hữu cơ Organic 1 với mục đích chính là tăng dinh dưỡng, tăng độ tơi xốp cho đất trồng.

Tiến hành bón trực tiếp xuống từng hố trồng sau đó lấp đất lại, để phơi ải trong tối thiểu 15 ngày trước khi bắt đầu trồng cây con.

 

Bón thúc

Với bón thúc trong quá trình canh tác giống cây này giúp quá trình phát triển của vườn trồng thuận lợi, hiệu quả hơn. Cây me sinh trưởng tốt, sớm cho trái với thành phẩm chất lượng, năng suất cao tối đa.

 

5. Nhân giống

Ngày nay, Cây Me chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ghép cành bởi đây là phương pháp nhân giống hiệu quả hơn cả. Cây Giống Me ghép cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Cây giống  phải đúng giống quy định: Cây Me  giống phải đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền. Cây giống phải sinh trưởng khoẻ và không mang theo bệnh hại nguy hiểm.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Bệnh sâu đục thân: khi phát hiện cây bị sâu ta dùng  Supracide (0,5%); Sherpa (0,1%) ; Padan (0,5%); Selecron (0,5%) để phun. Sâu Đục Quả: khi cây ra quả non bạn có thể phun thuốc phòng trừ sâu First 20EC, Sumicidin 10EC hoặc 25EC; Bian 40EC, Sumicombi 30EC, Sevin,… Liều lượng và cách sử dụng thuốc than khảo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Bệnh Rệp Sáp: có thể sử dụng các loại thuốc như: Supracid40EC/ND, Applaud 10WP, Trebon , Suprathion 40EC, Bassan 50EC, dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC, Butyl 10WP, Bian 40 EC, Bitox 40EC/50EC, Decis, …

 

Lưu ý: Khi quả sắp già nếu tiến hành phun thuốc cần đảm bảo thời gian để giữ an toàn cho người sử dụng quả. Tránh gây ngộ độc hoặc hậu quả không mong muốn.

Products you viewed

Cart